Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Truyền thống văn hóa Nhật Bản vô cùng đa dạng và có thể được nhìn thấy ở các nghi lễ, ngày lễ, lễ kỉ niệm… hay thậm chí ngay ở trong cuộc sống thường ngày. Một vài nét văn hóa hiện đại được nhiều người yêu thích vì nó làm cho cuộc sống thú vị hơn. Một số khác thì có quan hệ mật thiết đến các nghi thức, tôn giáo, mê tín từ thời xa xưa. Sau đây Golden Way sẽ giới thiệu cho các bạn du học Nhật Bản 1 vài nét truyền thống đặc biệt của người Nhật.
 1. Bữa tiệc Bonenkai
Bonenkai trong tiếng Việt có nghĩa “Bữa tiệc quên hết năm cũ”, là bữa tiệc của công ty tổ chức cho nhân viên vào khoảng trung tuần tháng 12 cho đến hết năm, mục đích là để đưa tiễn năm cũ và đón năm mới về. Người Nhật không có Tết âm lịch như phần lớn nước Đông Á khác nhưng không vì thế bữa tiệc cuối năm của dân văn phòng kém phần long trọng. Ngược lại họ vẫn tạo cho mình một nét văn hóa Nhật rất riêng với toàn bộ nhân viên ngồi quây quần bên 1 chiếc bàn dài, cùng nhau ăn uống, chuyện trò, nhậu nhẹt, hát hò…
2. Khóa tình yêu
Ở Nhật Bản có khá nhiều cảnh đẹp lãng mạn mà ở đó các cặp đôi thường hay đến để hẹn hò. Một trong những thú vui của các cặp đôi này là viết những lời yêu thương lên 1 chiếc khóa rồi khóa nó lại để kỉ niệm, chìa khóa sẽ được ném xuống biển để không ai có thể lấy lại được. Nhật Bản có hàng chục địa điểm như vậy ví dụ như Love Bell ở đảo Enoshima. Các địa điểm này thường khuyến khích các cặp đôi làm vậy vì nó sẽ thu hút khách du lịch đến nhiều hơn.
3. Đèn lồng thả nổi trên sông
Truyền thống thả lồng đèn trên sông của người Nhật, hay còn gọi là Toro Nagashi là một nghi thức tiễn đưa linh hồn về thế giới bên kia. Nó thường được tổ chức trong ngày lễ Obon, khoảng thời gian mà người ta tin rằng những linh hồn sẽ quay lại trần gian để thăm người thân. Toro Nagashi cũng được sử dụng để tưởng niệm những sự kiện bi thảm như bom nguyên tử ở Hiroshima…
4. Ngồi quỳ Seiza
Seiza là cách ngồi truyền thống của người Nhật để ngồi lên chiếu tatami. Mọi người thường ngồi Seiza vào những dịp quan trọng như nghi lễ tại đền Shinto, nó cũng được sử dụng tại các cuộc thi võ thuật nơi yêu cầu có những tư thế nghiêm trang, trân trọng. Những thanh niên Nhật Bản thường thử thách nhau bằng seiza để xem sức chịu đựng của mình đến đâu. Đối với người già hay các bạn du học sinh Nhật chưa từng ngồi kiểu này thì có thể được miễn không cần phải quỳ trong buổi lễ.
5. Dondo Yaki
Không giống như phần lớn các tôn giáo giữ gìn thánh vật từ năm qua năm khác. Trong tôn giáo Nhật Bản bắt buộc phải đốt bỏ hết các bùa chú, thánh vật và đồ trang trí vào mỗi dịp năm mới. Những đồ vật này sẽ không được phép vứt đi mà mọi người phải đem đến đền thờ đốt trong lễ hội Dondo Yaki.
Những dịp này là để mọi người cười đùa vui vẻ với nhau ngắm nhìn ngọn lửa to lớn bao trùm lấy giàn gỗ cao dựng lên sẵn. Vật dụng được đốt nhiều nhất trong dịp này chính là búp bê Daruma nổi tiếng.
6. Ngắm mặt trời mọc Hatsuhi
Hatsuhi nghĩa là “mặt trời đầu tiên”, là truyền thống thức dậy sớm ngắm mặt trời mọc vào ngày đầu tiên của năm mới. Người Nhật sẽ thức dậy sớm vào ngày đầu năm và ăn sáng cùng nhau trong bữa ăn truyền thống, ngày này sẽ có rất nhiều thú vui tiêu khiển và nghi lễ truyền thống.
7. Đóng khố tại lễ hội (Fundoshi)
Khố là một trang phục truyền thống của Nhật Bản đã có từ lịch sử rất lâu đời. Ngày xưa khố là đồ lót đàn ông, chủ yếu được mặc bởi những người lao động hay phu kéo xe. Ngày nay khố thường được mặc trong dịp lễ hội, nổi tiếng nhất và mặc đẹp nhất là những đô vật Sumo.
8. Áo choàng Yukata
Yukata là áo choàng bông truyền thống của người Nhật, có giá thành rẻ và được dùng trong các lễ hội (matsuri) vào mùa hè. Chúng được mặc bởi cả nam và nữ giới, giúp cho lễ hội thêm phần màu sắc và tươi vui hơn.
Các bạn du học sinh Nhật 2016 có thể mua bộ đồ này tại các cửa hàng tiện lợi.
 9. Irasshaimase!!!
Irasshaimase là cách chào truyền thống của người Nhật Bản khi có khách (vào nhà hàng), tương tự với “mời vào” trong Tiếng Việt, nhân viên sẽ nói câu này khi họ nhìn thấy khách đang đi tới, còn người được chào sẽ không cần phải đáp lại. Các nhân viên tại cửa hàng đông đúc, đông người sẽ phải nói Irasshaimase đến hàng ngàn lần một ngày mỗi khi khách hàng đi ngang qua. Tại các quán rượu Sake (Izakaya) mọi nhân viên sẽ phải đồng thanh hô to “Irasshaimase”, điều này sẽ gây ấn tượng tốt cho khách hàng. Các cửa hàng ở Nhật rất chú trọng đến khâu chào này, những nhân viên nào chào bằng giọng hời hợt, thiếu sức sống sẽ bị kỉ luật thậm chí đuổi việc.
Các bạn du học Nhật Bản vừa học vừa làm có đi làm hãy nhớ chi tiết này nhé.
10. Đặt chỗ bằng bạt màu xanh
Đây là phong tục đặt chỗ tại những sự kiện đông người như lễ hội, bắn pháo hoa, lễ hội hoa anh đào… bằng một tấm bạt nhựa màu xanh. Phong tục này được mọi người chấp hành nghiêm chỉnh và một khi tấm bạt được đặt xuống, chỗ đó thuộc về bạn. Tại những sự kiện lớn có hàng ngàn tấm bạt giống nhau được trải ra và để không nhầm lẫn người ta gắn 1 cái nhãn ghi tên của mình vào bạt.
Những tấm bạt thường được đặt chỗ trước hàng giờ đồng hồ trước sự kiện. Tại những buổi đi chơi của công ty, các nhân viên mới sẽ được chọn đi trải bạt cho cả nhóm.
(còn tiếp)

Tagged: , ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét